Blogs

Thang độ cứng Mohs là gì? Độ bền và Cách Bảo quản

Đăng bởi Nhi Nguyễn vào lúc 04/10/2021

Thang độ cứng Mohs là gì?

Điểm độ cứng, độ bền của kim cương hay một loại đá quý cụ thể sẽ giúp bạn xác định cách thức sử dụng và và quan trọng nhất là cách bảo quản cho những mặt hàng sang trọng này. Trong bài viết này, Thanh Trí Moissanite sẽ dựa trên thang đo Mohs và còn hơn cả thế để làm sáng tỏ độ bền của các loại đá quý, giúp bạn chọn được một loại đá quý có thể lưu giữ suốt đời.

Bạn có thể đã nghe nói về thang điểm Mohs – bảng xếp hạng độ cứng của đá quý và khoáng vật trên thang điểm từ 1 (thấp nhất – Talc) đến 10 (cứng nhất – kim cương). Nhưng độ cứng chỉ là một yếu tố quyết định độ bền đá quý.

Có 2 cách phân loại độ cứng của đá ngọc: độ cứng tương đối (Thang Mohs hay relative hardness) và độ cứng tuyệt đối (Tính bằng kg/mm2 hay absolute hardess).

Nhà khoáng vật người Áo tên là Friedrich Mohs (1773-1839) đã đề xuất bảng xác định tương đối của khoáng vật và đá, xếp từ 1-10 vào năm 1812.

Thang độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất: khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn.

Mohs dựa trên mười loại khoáng vật đã có sẵn, ngoại trừ kim cương. Độ cứng của vật liệu được đo bằng cách tìm hai loại vật liệu mà nó có thể làm trầy được và bị làm trầy.

Thang đo độ cứng Mohs

Ví dụ: nếu một vật liệu nào đó bị apatit (có độ cứng là 5) làm trầy xước nhưng không bị làm trầy bởi đá fluorit (có độ cứng là 4), thì độ cứng trong thang Mohs sẽ là 4,5.

Độ cứng của đá quý  khả năng chống trầy xước và mài mòn

Độ cứng của đá quý là một chỉ số tốt thể hiện khả năng chống trầy xước và mài mòn. Thang đo Mohs xếp hạng đá quý dựa trên độ cứng và khả năng chịu xước một cách tương đối nhưng cũng rất chính xác. Do đó, mặc dù đá quý họ Corundum (Ruby hoặc Sapphire) có thang điểm là 9 thì một viên kim cương với thang điểm 10 đương nhiên là cứng hơn nhiều lần. Chỉ có những viên đá quý cùng thang điểm hoặc những khoáng vật cứng hơn mới có thể làm xước viên đá quý đó. Ví dụ, kim cương chỉ có thể bị làm xước một viên kim cương khác. Corundum có thể tự làm xước chính nó hoặc các loại đá mềm hơn.

Độ bền của đá quý là khả năng chống vỡ và sứt mẻ

Cách các nguyên tử trong đá quý liên kết với nhau và độ vững chắc của những liên kết này sẽ xác định độ bền của đá quý hay chính là khả năng chống vỡ và sứt mẻ của chúng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định dùng loại nào để làm trang sức đá quý với các mục đích sử dụng khác nhau.

Độ cứng và độ bền không đi liền tuyệt đối với nhau. Cần lưu ý rằng độ cứng đi cùng với độ giòn, do vậy kim cương cứng nhất có khả năng giòn và bị làm vỡ dễ hơn các loại đá khác, nhưng khả năng chịu xước thì không một loại nào có thể sánh được với kim cương. Những viên kim cương có viền cực mỏng hoặc có các chi tiết lộ ra ngoài như hình quả lê sẽ rất dễ bị vỡ hoặc sứt mẻ.

Thang đo độ cứng Mohs

Cách đxác định đcứng chi tiết đá q

Để xác định độ cứng tương đối cần phải có các mẫu chuẩn độ cứng dưới dạng:

· Các bút thử độ cứng (1-10).

· Các tấm chuẩn độ cứng (1-10).

Vật liệu dùng để làm mẫu chuẩn độ cứng có thể là các khoáng vật tự nhiên hoặc các vật liệu tổng hợp có độ cứng xác định.

Một số cơ sở ngọc học trên thế giới có sản xuất các bộ mẫu chuẩn độ cứng. Ngoài ra nên có một kính lúp hoặc một kính hiển vi soi nổi để quan sát vết vạch để lại được dễ dàng hơn.

Để có kết quả tin cậy khi xác định độ cứng tương đối của viên đá, ta phải thử bằng hai cách sau:

  • Vạch nhẹ đỉnh nhọn hoặc cạnh sắc của viên đá lên bề mặt của tấm độ cứng chuẩn nhất.
  • Vạch nhẹ thiết bị thử độ cứng tương đối lên bề mặt viên đá cần thử.

Quá trình thử thường bắt đầu từ mẫu chuẩn có độ cứng trung bình trong thang độ cứng và thử xem viên đá có bị vạch bởi mẫu chuẩn hay không.

Tùy thuộc vào kết quả của lần thử này ta sẽ chọn mẫu chuẩn có độ cứng cao hơn hoặc thấp hơn để thử tiếp cho đến khi xác định được độ cứng của viên đá.

Khi mẫu chuẩn để lại vết vạch vừa đủ để quan sát được thì độ cứng viên đá gần bằng hoặc xấp xỉ độ cứng mẫu chuẩn.

Quá trình vạch cần quan sát liên tục dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. Để xác định chính xác độ cứng tương đối cần phải thử 2-3 lần ở những vị trí khác nhau.

Thang đo độ cứng Mohs

Khi dùng bút thử độ cứng cần làm sao cho vết vạch để lại trên viên đá là nhỏ nhất (tránh làm sây sát mẫu). Nói chung chỉ nên thử độ cứng đối với mẫu đá quý thô và khi các phương pháp giám định khác không cho kết quả chắc chắn.

Để xác định độ cứng gần đúng, đặc biệt là ở ngoài thực địa, ta có thể sử dụng một số vật dụng thay thế khác như: miếng thủy tinh (độ cứng 6-7), mũi dao (hoặc mũi kim) bằng thép (độ cứng 4-6), mũi kim đồng (độ cứng 3-4) hoặc móng tay (2-3).

Vậy thì trang sức đá quý nào đeo có độ bền tốt nhất?

Ví dụ, các loại đá quý như opal (Mohs 5,5 – 6,5), đá mặt trăng (Mohs 6 – 6,5) và ngọc trai (2,5 – 4,5), được coi là có độ mòn kém và do đó, nên được đeo trong hoa tai và mặt dây chuyền.

Nếu bạn đeo trang sức từ đá quý có độ cứng thấp hơn hãy nhớ đặt nó ở nơi thấp, bảo vệ bằng nhiều kim loại, chẳng hạn như vàng, dễ đánh bóng và thay thế.

Loại trang sức độ cứng thấp chỉ nên được đeo thỉnh thoảng để giảm thiểu nguy cơ trầy xước.

Ruby và Sapphire (Mohs 9) và kim cương (Mohs 10) được coi là có khả năng đeo tuyệt vời và do đó, bạn có thể thoải mái đeo nó bất cứ khi nào bất cứ ở đâu.

Thang đo độ cứng Mohs

Tại sao chúng ta phải bảo vệ để tránh bị trầy xước?

Câu trả lời rất đơn giản, bạn mua viên đá là do sự thu hút từ ánh sáng phản chiếu từ viên đá tới mắt bạn cho nên

Do đó, bạn sẽ phải chi tiền để tân trang hoặc sửa chữa đá quý của mình, điều này có thể khiến nó dễ bị các vấn đề khác;

Vì vậy, cách tốt nhất là tránh loại thiệt hại này bằng cách có nhận thức về độ cứng của đá quý và tuân thủ các quy tắc tốt khi đeo và chăm sóc đồ trang sức bằng đá quý của bạn.

Cách bảo quản trang sức đá q

Như chúng ta đã thấy, những viên đá quý cứng hơn, được đeo cùng với những viên đá mềm hơn, có thể gây ra trầy xước và các hư hỏng khác.

Cần lưu ý cách thức và nơi bạn cất giữ các loại đá quý của mình; ví dụ, những viên đá quý được cất cùng nhau trong hộp hoặc túi có thể bị lộn xộn và làm xước nhau. Cho dù bạn đang sử dụng hộp đựng đá quý chuyên dụng hay hộp nhựa đơn giản.

Thanh Trí Moissanite khuyên bạn nên sử dụng túi hoặc lọ trang sức cá nhân có chèn xốp để ổn định đá và bảo vệ đá khỏi va chạm với những trang sức khác.

Kim cương


Nhận xét

Admin
Thanh Trí Moissanite
077 5959 304